Tham luận chuyên đề Thiền tại hội thảo khoa học Vesak 2019
Trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK tổ chức từ ngày 12 – 14/05/2019 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chương trình Hội thảo Khoa học quốc tế diễn ra với chủ đề: ”Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Ban Tổ chức đã nhận được 398 bài tham luận bằng tiếng Anh của các học giả quốc tế và 110 bài tham luận bằng tiếng Việt của các học giả trong nước.
Có tất cả 5 diễn đàn tiếng Anh và 1 diễn đàn tiếng Việt. Riêng diễn đàn tiếng Anh có rất nhiều bài tham luận nghiên cứu được chia thành 5 nhóm chủ đề nhánh: (i)- Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững. (ii)- Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững. (iii)- Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu. (iv)- Phật giáo và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. (v)- Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.
NS.TS.Thích Nữ Hằng Liên, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, Trụ trì chùa Hồng Trung Sơn, Đồng Nai đã đóng góp bài thuyết trình chia sẻ về đề tài:’Buddhist meditation to harmonious family, healthcare and sustainable society”- ”Thiền Phật giáo đối với vấn đề gia đình, sức khỏe và xã hội bền vững”. Ni sư đã thuyết trình chủ đề này tại diễn đàn tiếng Anh chiều ngày13/5/2019.
Bài tham luận được chia thành ba phần chính:
I/ Buddhist Meditation is recognizing in the modern life – Nhận thức về Thiền Phật giáo trong đời sống hiện đại.
Meditation is the essence of Buddhism with the only guiding principle of enlightenment towards the complete liberation from suffering. In particular, Vipassana meditation becomes the art of living in the age of technology 4.0
Thiền là tinh hoa của Phật giáo với tôn chỉ hướng đến giác ngộ và giải thoát khổ đau hoàn toàn. Đặc biệt, thiền Vipassana trở thành nghệ thuật sống trong thời đại công nghệ 4.0.
II/ Applying Meditation to healthcare and harmonious family – Ứng đụng Thiền đối sức khỏe và gia đình hòa hợp.
Buddhist Meditation in general and Vipassana meditation in particular has quickly become popular as a moral and spiritual education.
- Vipassana technique
- Vipassana meditation apply to every aspect of life
Thiền Phật giáo nói chung và thiền Vipassana nói riêng đã nhanh chóng trở nên phổ biến như một phương pháp giáo dục đạo đức và tâm linh.
- Kỹ thuật Vipassana
- Thiền Vipassana áp dụng vào mọi phương diện của cuộc sống
III/ The Life of Mindfulness Creates a Sustainable Society – Đời sống chánh niệm kiến tạo một xã hội bền vững.
A person who practices mindfulness will always be aware of his presence in all actions, words, thought.
Một người thực hành chánh niệm sẽ luôn tỉnh thức về mọi hành động, lời nói và tư duy của mình.
Chỉ với 10 phút để thuyết trình một đề tài đang nóng trong thời đại ngày nay và là mảng rất được quan tâm ngay tại diễn đàn này là một điều vô cùng khó cho các diễn giả.
Bài thuyết trình của Ni sư thể hiện tất cả những nỗ lực của sự nhiệt tâm, đóng góp trí tuệ cá nhân vì mục đích lợi ích của toàn nhân loại. Các vấn đề thống nhất sau cùng sẽ đi đến Tuyên bố chung – Tuyên bố Hà Nam Vesak LHQ 2019.
Sau đây là tóm tắt bài thuyết trình được dịch ra tiếng Việt:
THIỀN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH, SỨC KHỎE
VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG
TKN – TS. Thích Nữ Hằng Liên
(Giảng viên khoa Triết – HVPG TPHCM)
Trên tinh thần “tùy duyên bất biến” thiền Phật giáo đã hòa nhập và phát triển cùng văn hóa của mỗi quốc gia hình thành các dòng thiền với nhiều sắc thái linh động khác nhau. Tại Việt Nam, Thiền được chư vị Tổ sư kết hợp một cách uyển chuyển, hài hòa với bản sắc dân tộc, đi vào cuộc đời tạo nên những trang sử hào hùng rất riêng của người dân Việt. Có thể nói, Thiền là tinh hoa vi diệu của Phật giáo với tôn chỉ duy nhất là sự giác ngộ hướng đến giải thoát khổ đau hoàn tòan. Hầu hết các tông phái Phật giáo đều lấy đó làm căn bản cho sự tu tập trên con đường cải thiện tâm linh và xây dựng xã hội bền vững. Ngày nay, phương pháp thiền đã phổ biến rộng khắp các nước phương Đông lẫn phương Tây như một nghệ thuật sống và được giảng dạy thành một hệ thống giáo dục, kết hợp giáo lý đạo Phật cùng với kiến thức khoa học hiện đại.
Thật vậy, Thiền Phật giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong mọi khía cạnh đời sống xã hội hiện nay. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy sự tác động tích cực của thiền đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người thực tập thường xuyên. Sự ứng dụng thiền trong xã hội hiện đại đã góp phần kiến tạo một thế giới văn minh, an toàn và ổn định. Đó là thế giới của những cá nhân khỏe mạnh về thể chất, thư thái về tinh thần, trong sáng về nhân cách, và thanh cao về đạo đức. Đây chính là xã hội bền vững với những người thiện tri thức, không bị vô minh và tham ái chi phối, chắc chắn sẽ không còn tệ nạn khổ đau; sự an lành, hạnh phúc và trái tim tràn đầy yêu thương, năng lượng tích cực sẽ có mặt trên cuộc đời…
Nhìn chung, Thiền Phật giáo đặt nền tảng trên lộ trình Bát Chánh Đạo – Tám phương diện đạo đức mỗi người cần hoàn thiện để trở thành người chân chánh, chuẩn mực. Việc thực hành chánh niệm này giúp mỗi cá nhân rèn luyện đạo đức, kiên trì với lý tưởng sống và phát huy tài năng của mình. Đời sống thiền mang lại cho con người niềm hỷ lạc, tự tránh xa thói hư tật xấu, không chìm đắm trong vô minh mà sống vì cộng đồng, chia sẻ tình thương. Tóm lại, đời sống chánh niệm sẽ góp phần giải quyết những tệ nạn xã hội, xây dựng một xã hội văn minh, bền vững – đó là nền tảng dựa trên mỗi cá thể, mỗi gia đình “biết” Sống thiền.
Một số hình ảnh trong buổi thuyết trình của Ni sư:
NS Hằng Liên trình bày tham luận
Các đại biểu quốc tế như Ấn Độ, Myanma, Srilanka cũng có những bài diễn thuyết xoay quanh chủ đề Thiền và cách tiếp cận với đời sống hiện nay
Các đại biểu tham dự diễn dàn đến từ khắp thế giới
Quí đại biểu tham dự diễn thuyết tại diễn đàn
Hạnh Hoa