Đời Là Cõi Tạm
Ngày xửa ngày xưa, nầy các Tỳ Kheo, có vị thầy tu tên là Araka, người mà không còn ham muốn nhục dục. Ông có hàng trăm đệ tử, và đây là giáo lý mà ông đã dạy cho họ:
“Ngắn ngủi thay cho kiếp người, nầy Bà La Môn, kiếp người thì có hạn và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ, rồi tan biến vội vàng dưới tia nắng ấm áp của mặt trời; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mong manh như giọt sương. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như những giọt mưa từ trên trời rơi xuống, nặng hạt, va chạm vào nhau vỡ thành bong bóng nước, rồi chúng tan biến vội vàng; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì mỏng manh như bong bóng vỡ. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như ta cầm nhánh cây vẽ hình trên mặt nước, hình vẽ tan biến vội vàng; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì nhạt nhòa như hình vẽ loang ra trên mặt nước. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như giòng suối trên núi, xuất hiện từ phương xa, nhanh chóng đổ xô xuống từ trên cao, cuốn theo nhiều xác lá vụn, rồi vun vút lao về phía trước, không có giây phút nào dừng nghỉ; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì đổ xô như giòng suối, lao mình xuống từ trên núi. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như người lực sĩ dùng lưỡi trong miệng, gom một mảng nước bọt vào đầu lưỡi, rồi nhổ nó ra dễ dàng; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì dơ bẩn như mảng nước bọt nhổ xuống đất. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như miếng thịt bị ném vào một cái chảo sắt, đã bị đốt cháy suốt ngày, miếng thịt sẽ nhanh chóng bị nướng cháy hoàn toàn; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì tro bụi như miếng thịt cháy xèo trên chảo nóng. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
“Giống như một con bò bị dẫn ra lò sát sinh để làm thịt, mỗi bước chân bò bước tới, là tiến gần đến lò sát sinh hơn, đưa cổ gần kề cái chết; nầy Bà La Môn, cũng như thế, kiếp người thì đau đớn như con bò bị cắt cổ làm thịt. Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
Nầy các Tỳ Kheo, vào lúc đó, tuổi thọ của con người là 60.000 năm, và vào thời kỳ nầy, các thiếu nữ chờ đến 500 tuổi, họ mới bắt đầu lập gia đình. Trong những ngày nầy, con người chỉ có sáu sự phiền não: sự lạnh lẽo, sự nóng bức, sự đói ăn, sự khát nước, đi cầu và đi tiểu. Mặc dù mọi người sống rất lâu và chịu rất ít phiền não, thầy Araka vẫn giảng dạy cho các đệ tử rằng: “Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết.”
Nầy các Tỳ Kheo, ngày nay, chúng ta có thể nói một cách đúng đắn, “Đời người thì ngắn ngủi, có hạn, và tạm bợ; và khi đã sinh ra làm người, thì ai cũng mang đầy gánh khổ đau, trên thân thể và trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu điều nầy một cách khôn ngoan, bằng cách, chúng ta phải làm việc thiện và sống đời trong sạch; vì khi đã sinh ra làm người, thì không ai thoát khỏi cái chết”; bởi vì con người ngày nay chỉ sống thọ đến một trăm năm hoặc là hơn một chút. Và khi sống một trăm năm, chúng ta chỉ có ba trăm mùa: một trăm mùa đông, một trăm mùa hè, và một trăm mùa mưa. Khi sống ba trăm mùa, chúng ta chỉ có một ngàn hai trăm tháng: bốn trăm tháng mùa đông, bốn trăm tháng mùa hè, và bốn trăm tháng mùa mưa. Khi sống một ngàn hai trăm tháng, chúng ta chỉ có số lần cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, là hai ngàn bốn trăm lần: tám trăm lần mùa đông cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, tám trăm lần mùa hè cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, và tám trăm lần mùa mưa cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần.
Và khi sống hai ngàn bốn trăm lần cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần (nghĩa là 100 năm), chúng ta chỉ có 36.000 ngày: 12.000 ngày mùa đông, 12.000 ngày mùa hè và 12.000 ngày mùa mưa. Và khi sống 36.000 ngày, chúng ta chỉ ăn 72.000 bữa ăn: 24.000 bữa ăn vào mùa đông, 24.000 bữa ăn vào mùa hè, và 24.000 bữa ăn vào mùa mưa. Và chuyện ăn uống nầy bao gồm việc bú sữa mẹ và những lần không ăn. Và đây là lý do cho những lần không ăn: khi bị khó chịu, khi bị buồn phiền vì đau khổ hoặc khi bị đau ốm, và khi không ăn uống là vì lý do tôn giáo hoặc khi chúng ta không kiếm được thức ăn.
Nầy các Tỳ Kheo, ta đã ước lượng đời sống của người sống đến trăm tuổi: sự giới hạn về tuổi thọ của họ, tổng kết các con số mà họ đã sống như: số mùa, số năm, số tháng, số lần cho mỗi-chu-kỳ-hai-tuần, số ngày và đêm, số bữa ăn, và số bữa không ăn.
Vì ta có lòng từ bi, vì ta muốn các đệ tử có sự phước lợi, nên những gì cần phải làm từ một vị thầy từ bi, ta đã làm xong. Nầy các Tỳ Kheo, hãy nhìn xem, nơi đây là gốc rễ cây; nơi kia là những túp lều trống. Nầy các Tỳ Kheo, hãy chú tâm thực tập thiền định, không được lơ là, cẩu thả, kẻo mà hối tiếc về sau. Đây chính là bài giảng của ta cho các ông.
——————————
Life’s Brevity, Anguttara Nikaya:
http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#43.Life’sBrevity
Life’s Brevity, Anguttara Nikaya – Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi
Long ago, O monks, there lived a religious teacher named Araka, who was free of sensual lust. He had many hundreds of disciples, and this was the doctrine he taught to them:
“Short is the life of human beings, O brahmins, limited and brief; it is full of suffering, full of tribulation. This one should wisely understand. One should do good and live a pure life; for none who is born can escape death.
“Just as a dew drop on the tip of a blade of grass will quickly vanish at sunrise and will not last long; even so, brahmins, is human life like a dew drop. It is short, limited, and brief; it is full of suffering, full of tribulation. This one should wisely understand. One should do good and live a pure life; for none who is born can escape death.
“Just as, when rain falls from the sky in thick drops, a bubble appearing on the water will quickly vanish and will not last long; even so, brahmins, is human life like a water bubble. It is short … for none who is born can escape death.
“Just as a line drawn on water with a stick will quickly vanish and will not last long; even so, brahmins, is human life like a line drawn on water. It is short … for none who is born can escape death.
“Just as a mountain stream, coming from afar, swiftly flowing, carrying along much flotsam, will not stand still for a moment, an instant, a second, but will rush on, swirl and flow forward; even so, brahmins, is human life like a mountain stream. It is short … for none who is born can escape death.
“Just as a strong man might form a lump of spittle at the tip of his tongue and spit it out with ease; even so, brahmins, is human life like a lump of spittle. It is short … for none who is born can escape death.
“Just as a piece of meat thrown into an iron pan heated all day will quickly burn up and will not last long; even so, brahmins, is human life like this piece of meat. It is short … for none who is born can escape death.
“Just as, when a cow to be slaughtered is led to the shambles, whenever she lifts a leg she will be closer to slaughter, closer to death; even so, brahmins, is human life like cattle doomed to slaughter; it is short, limited and brief. It is full of suffering, full of tribulation. This one should wisely understand. One should do good and live a pure life; for none who is born can escape death.”
But at that time, O monks, the human lifespan was 60,000 years, and at 500 years girls were marriageable. In those days people had but six afflictions: cold, heat, hunger, thirst, excrement and urine. Though people lived so long and had so few afflictions, that teacher Araka gave to his disciples such a teaching: “Short is the life of human beings ….”
But nowadays, O monks, one could rightly say, “Short is the life of human beings …”; for today one who lives long lives for a hundred years or a little more. And when living for a hundred years, it is just for three hundred seasons: a hundred winters, a hundred summers, and a hundred rains. When living for three hundred seasons, it is just for twelve hundred months: four hundred winter months, four hundred summer months and four hundred months of the rains. When living for twelve hundred months, it is just for twenty-four hundred fortnights: eight hundred fortnights of winter, eight hundred of summer and eight hundred of the rains.
And when living for twenty-four hundred fortnights, it is just for 36,000 days: 12,000 days of winter, 12,000 of summer and 12,000 of the rains. And when living for 36,000 days, he eats just 72,000 meals: 24,000 meals in winter, 24,000 in summer, and 24,000 in the rains. And this includes the taking of mother’s milk and the times without food. These are the times without food: when agitated or grieved or sick, when observing a fast or when not obtaining anything to eat.
Thus, O monks, I have reckoned the life of a centenarian: the limit of his lifespan, the number of seasons, of years, months, and fortnights, of days and nights, of his meals and foodless times.
Whatever should be done by a compassionate teacher who, out of compassion, seeks the welfare of his disciples, that I have done for you. These are the roots of trees, O monks; these are empty huts. Meditate, monks, do not be negligent, lest you regret it later. This is our instruction to you.
Nguyễn Văn Tiến dịch
Nguồn: daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/pali/17024-doi-la-coi-tam-kinh-tang-chi-bo.html